Động thái nói trên diễn ra sau khi đơn vị quản lý kênh thủy lợi Vếch Bắc báo cáo cho biết thời gian gần đây,ắcmầmbệbàn trang điểm ngồi bệt công nhân của đơn vị này phát hiện nhiều xác heo chết bị ném xuống kênh trong khi dịch tả heo châu Phi đang lan rộng.
Con kênh này dẫn nước từ sông Lam, chảy xuyên qua các huyện Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu để cung cấp nước tưới và nước sinh hoạt cho hàng trăm ngàn người dân 4 huyện trên. Vì thế, heo bị dịch tả châu Phi bị vứt xuống kênh không chỉ gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt mà còn gieo rắc mầm bệnh đi nhiều nơi.
Sau một thời gian tạm lắng, dịch tả heo châu Phi đã quay lại Nghệ An; riêng H.Yên Thành, dịch đã lan ra 11 xã. Tại H.Diễn Châu (giáp ranh H.Yên Thành), dịch cũng đang lây lan rất phức tạp. Yên Thành là huyện thuần nông, hiện có hơn 82.000 con heo. Dịch tả heo châu Phi tái xuất đang đe dọa nhiều trang trại và các chủ hộ chăn nuôi nhỏ.
Dịch tả heo châu Phi xuất hiện và bùng phát tại nước ta từ năm 2019. Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ người chăn nuôi khi bị dịch tả heo châu Phi, theo Nghị định 02 năm 2017. Theo nghị định này, gia súc, gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc do mắc bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy sẽ được hỗ trợ với mức 38.000 đồng/kg hơi đối với heo, 45.000 đồng/kg hơi đối với trâu, bò...
Thế nhưng, chia sẻ với người viết, một số người chăn nuôi cho biết đến nay sau 2 năm tiêu hủy heo chết, tiền hỗ trợ vẫn chưa đến được với người dân. Đây cũng là điều khiến nhiều người chăn nuôi giấu dịch để tuồn heo bệnh ra thị trường nhằm vớt vát đồng vốn mà không khai báo với chính quyền để tiêu hủy heo dịch theo quy trình xử lý dịch bệnh. Khi ổ dịch bị giấu đi, nguy cơ lây lan dịch là hiện hữu và thiệt hại là khôn lường.
Dịch bệnh vẫn đang rình rập khắp nơi. Khi một số người chăn nuôi vẫn coi thường quy định phòng, chống dịch bệnh, thiếu ý thức bảo vệ cộng đồng thì rõ ràng đó là mối nguy không nhỏ.